Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Làng Tiên Nộn ( xã Phú Mậu - huyện Phú Vang ) cách Huế 10km. Trong kỹ thuật làm sơn ta, chất liệu chính là sơn sống được lấy từ cây sơn của vùng Phú Thọ. Để chế ra các màu, người thợ phải đánh sơn rất vất vả, nếu ai không quen sẽ bị phù mặt. Người ta lấy nhựa trắng từ cây sơn về, để vài tháng trong thùng gỗ hoặc tre, lúc này sơn chia thành 3 lớp: lớp 1 gọi là dọi nhất (không bao giờ khô) dùng để tăng độ của sơn; lớp 2 gọi là dọi nhì dùng để đánh sơn cánh dán, sơn then; lớp 3 gọi là sơn thịt dùng để vốc, để bó, để hom và dùng để trát thuyền.
![]() |
Sức sống của sơn mài truyền thống Huế được thể hiện mạnh mẽ ở những cách tân về đề tài, mẫu mã, công năng sử dụng ... Các hoạ sĩ đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm sơn mài mang ý tưởng mới, phục vụ cho đời sống hiện đại, sơn mài còn xuất hiện trong đồ dùng làm trang sức, dây đeo cổ, đeo tay, đồ mỹ nghệ...
![]() |